Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và mâu thuẫn Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế

Các học giả quan hệ quốc tế có sự chia rẽ về việc liệu sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế góp phần tạo nên hòa bình hay gây nên tranh chấp. Các phân tích thể hiện rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể dẫn đến cả chiến tranh và hòa bình, với rất nhiều yếu tố quyết định ảnh hưởng của sự phụ thuộc.[18] Dale C. Copeland cho rằng kì vọng về việc thương mại tương lai ảnh hưởng đến sự phụ thuộc kinh tế dễ dẫn tới hòa bình hoặc mâu thuẫn; trong khi các nhà lãnh đạo không tin rằng mô hình thương mại trong tương lai sẽ thuận lợi, họ dễ vướng vào mâu thuẫn và cạnh tranh hơn khi họ tin rằng mô hình thương mại tương lai có lợi cho khu vực của họ.[19] Theo Henry Farrell và Abraham L. Newman, các khu vực có thể “vũ khí hóa sự phụ thuộc” bằng cách tranh giành quyền kiểm soát của một số yếu tố trọng yếu trong mạng lưới toàn cầu về trao đổi thông tin và tài chính.[20] Những người theo chủ nghĩa hiện thực như John MearsheimerJoseph Grieco đưa ra quan điểm rằng sự phụ thuộc làm tăng khả năng xảy ra mâu thuẫn bằng việc tạo ra sự phụ thuộc và nhạy cảm mà các nền kinh tế sẽ cố gắng làm mất đi; ví dụ, khu vực này sẽ sợ khu vực khác cắt đứt kết nối tới nguồn nguyên liệu quan trọng.[21][22]

Beth SimmonsPatrick McDonald tranh luận rằng sự phụ thuộc tạo ra một nhóm các nền kinh tế tư bản tự do với những lợi ích khác nhau, làm cho sự mâu thuẫn giảm thiểu khả năng.[23][24] Tuy nhiên, các nền kinh tế khác, nơi mà các tổ chức nội địa hưởng lợi từ các rào cản thương mại sẽ dễ dẫn đến mâu thuẫn về các vấn đề thương mại.[25][7] Theo Stephen G. Brooks, sự toàn cầu hóa sản xuất đã tạo ra ảnh hưởng nặng nề đến các cường quốc qua việc (i) khiến các cường quốc gặp khó khăn trong việc có những công nghệ quân sự hiện đại, tiên tiến nếu không là một thành phần của chuỗi cung cầu toàn cầu, (ii) giảm động lực chiếm lĩnh lãnh thổ của các quốc gia phát triển, (iii) dễ dàng hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế.[26]

Việc Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra trong thời điểm toàn cầu hóa mới bắt đầu diễn ra và sự phụ thuộc kinh tế thường được đề cập tới là ví dụ của việc phụ thuộc kinh tế thất bại trong việc hạn chế mâu thuẫn hoặc thậm chí còn góp phần vào đó.[27] Một số học giả khác đã phủ nhận việc Chiến tranh Thế giới thứ nhất là sự thất bại của lý thuyết tự do.[28][29]

Theo phân tích năm 2005 dựa trên những nghiên cứu đã có, cho rằng mua bán trao đổi nhiều bước giảm thiểu mâu thuẫn.[30]